Theo Market Research, thị trường sinh trắc học toàn cầu đang cho thấy tốc độ tăng trưởng phi mã, mức dự đoán tăng trưởng kép hàng năm đạt 13,3% trong thập kỷ tới, với 136,18 tỷ USD vào năm 2031. Trong đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt là thành tố quan trọng nhất đóng góp vào thị trường và tiến trình chuyển đổi số toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua những ứng dụng và hoạt động phát triển của công nghệ nhận diện khuôn mặt trên thế giới.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã thay đổi cuộc sống như thế nào?
Theo báo cáo từ Juniper Research, phần cứng công nghệ nhận diện khuôn mặt tăng trưởng trung bình 50% mỗi năm. Theo đó, thị trường này sẽ đạt 1,3 tỷ thiết bị vào năm 2024. Hiện nay, 3 lĩnh vực ứng dụng công nghệ này phổ biến nhất gồm: du lịch, bán lẻ và an ninh công cộng. Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng công nghệ tiên tiến này có thể được ứng dụng đa ngành với những giải pháp nổi bật hơn nữa trong tương lai.
Các thành phố thông minh hiện đang thúc đẩy sự phát triển của giải pháp nhận dạng khuôn mặt cộng hưởng cùng tập hợp nhiều công nghệ như 5G, Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT),… Không chỉ nhận diện con người, nhận diện đồ vật bất thường cũng được công nghệ này “xử đẹp” khi ứng dụng nhằm quản lí cảnh quan đô thị, xác định rác tràn ra khỏi thùng, thiết bị hỏng hóc,…
Hình thức tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt
Tích hợp trong phần cứng
Nhắc đến cụm từ “nhận diện khuôn mặt”, nhiều người sẽ lập tức nghĩ ngay đến hệ thống giám sát ở sân bay. Thế nhưng, ngoài đảm bảo an ninh tại nơi công cộng, các hoạt động check in – check out đối với nhóm ngành dịch vụ cũng được công nghệ này hỗ trợ triệt để. Bên cạnh đó, hoạt động sàng lọc bệnh nhân (lĩnh vực y tế), bỏ phiếu bầu (lĩnh vực chính trị) hay điều tra hình sự, thanh toán và xác thực thông tin (lĩnh vực ngân hàng)… cũng đang áp dụng công nghệ này nhằm gia tăng hiệu quả.
Theo Juniper Research, phần cứng của công nghệ nhận diện khuôn mặt trên điện thoại thông minh, chẳng hạn như Face ID trên iPhone, sẽ là hình thức phát triển nhanh nhất (ước tính thế giới sẽ đạt 800 triệu thiết bị điện thoại thông minh vào năm 2024).
Phần mềm hỗ trợ nhận diện khuôn mặt
Một thị trường khác cũng đang phát triển là giải pháp phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Các tổ chức có thể tự cài đặt hệ thống nhận diện vào phần cứng của mình. Nhờ đó, việc truy xuất hệ thống và truyền tín hiệu sẽ bảo mật hơn, an toàn hơn bởi khả năng làm chủ hệ thống, không sợ hình ảnh bị truy xuất ngoài mong muốn. Bạn có thể tự cài đặt hệ thống nhận diện bằng các mã nguồn mở nổi tiếng thế giới như: Exadel CompreFace, Face-recognize, InsightFace.
Tuy nhiên, nhược điểm của mã nguồn mở là cần một đội ngũ nhân lực công nghệ tin chuyên nghiệp, sẵn sàng xử lý mọi vấn đề để tiến hành triển khai. Hiện nay, tại Việt Nam, công ty VinBigData đã phát triển thành công giải pháp Vizone Secure – giải pháp nhận diện khuôn mặt, giám sát an ninh – an toàn, phân tích hành vi khách hàng, định danh khách hàng điện tử và nhận diện giấy tờ tùy thân,.. nhằm hỗ trợ tích hợp cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu. Quy trình tích hợp đơn giản, an toàn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng công nghệ thành công.
Tìm hiểu thêm về thuật toán và ứng dụng công nghệ tại đây!
Tương lai của công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ ra sao?
Theo dự báo, khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm mức tăng trưởng cao nhất trong hoạt động ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, bởi những yếu tố thúc đẩy như các khoản đầu tư của chính phủ, nhận thức của cộng đồng, cơ sở hạ tầng an ninh và giám sát. Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ là một trong số những thị trường hoạt động sôi nổi nhất khu vực. Trung Quốc cũng là thị trường có những những “tay chơi lớn” khi đầu tư khủng vào các ứng dụng nhận diện khuôn mặt như Sensetime, Megvii, Alibaba và Baidu. Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh cũng đang đầu tư liên tục vào hoạt động ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các ngành khác như ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI), chăm sóc sức khỏe và bán lẻ, giáo dục cũng không bỏ qua xu hướng này.
Tại Việt Nam, lĩnh vực nhà hàng khách sạn là khu vực ưu tiên ứng dụng công nghệ này nhất. Từ năm 2019, Vinpearl đã trở thành hệ thống khách sạn – nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) khi áp dụng giải pháp Vizone Access kiểm soát ra vào bằng khuôn mặt phát triển bởi VinBigData, cho cả hai đối tượng khách hàng và nhân viên. Với khách hàng, Vizone Access giúp check-in, check-out “không chạm” thay thế thủ tục check-in truyền thống, mở cửa phòng, thanh toán tự động, sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, khu vui chơi,… Đối với nhân viên, Vizone Access được dùng để quản lý chấm công và kiểm soát ra vào giữa các khu vực làm việc theo phân quyền. Hiện tại, toàn bộ 43 cơ sở khách sạn – nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí trong hệ thống của Vinpearl trên toàn Việt Nam đã lần lượt triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt, khởi đầu cho chiến lược chuyển đổi số của Vinpearl cũng như Tập đoàn Vingroup, góp phần xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về công nghệ tại Vinpearl
Kết luận
Dù được ưu ái phát triển và ứng dụng tại nhiều quốc gia, công nghệ nhận diện khuôn mặt vẫn nhận một số ý kiến trái chiều về tính bảo mật. Công chúng lo lắng liệu cuộc sống của họ có bị xâm phạm bất hợp pháp khi giải pháp công nghệ này được triển khai diện rộng hay không? Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho hệ thống luật pháp của các quốc gia.