ChatGPT Việt Nam: 7 lý do cần có từ góc nhìn của người dùng cuối, doanh nghiệp và quốc gia 

7 lý do cần có “ChatGPT Việt Nam” từ góc nhìn của người dùng cuối, doanh nghiệp và quốc gia 

Sự bùng nổ của ChatGPT – mô hình ngôn ngữ lớn do OpenAI phát triển – đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng tạo ra văn bản tự nhiên, trôi chảy và sáng tạo của ChatGPT đã mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có một mô hình ngôn ngữ như vậy, dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ này. Bài viết này dưới đây sẽ thảo luận 7 lý do tại sao cần có “ChatGPT Việt Nam”, từ góc nhìn của người dùng cuối, doanh nghiệp và quốc gia.

1. Đối với người dùng cuối 

1.1. Người dùng Việt bị hạn chế với các nền tảng Chat AI 

Hiện tại, việc tiếp cận ChatGPT tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Các phương thức thanh toán phổ biến như thẻ ngân hàng nội địa không được hỗ trợ khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Điều này đã tạo ra rào cản rất lớn trong việc “phổ cập hoá” ChatGPT một cách rộng rãi, khiến số lượng người dùng Việt Nam trải nghiệm công nghệ này luôn ở mức thấp.

Thẻ thanh toán nội địa Việt Nam không thể đăng ký ChatGPT
Người dùng thẻ thanh toán nội địa Việt Nam không thể đăng ký ChatGPT

Bên cạnh đó, việc sử dụng Chat AI cũng tiềm ẩn các nguy cơ về bảo mật dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, do đó người dùng Việt Nam có thể “e ngại” khi chia sẻ thông tin cá nhân với các nền tảng Chat AI nước ngoài. 

1.2. Công cụ thuần Việt sẽ hiểu rõ đặc thù ngôn ngữ Việt Nam 

Hầu hết các nền tảng Chat AI hiện nay được phát triển bằng tiếng Anh, dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng cho người dùng Việt không thông thạo ngôn ngữ này. Nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới tập trung vào ngôn ngữ tiếng Anh đã phát triển các bộ kiểm định với tập dữ liệu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình ngôn ngữ lớn như MMLU, MBPP, GLUE. 

Tuy nhiên, tiếng Việt có nhiều âm điệu, từ ngữ địa phương, cách diễn đạt và ngữ pháp phức tạp. Các công cụ chatbot quốc tế như ChatGPT có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và xử lý các đặc điểm này, từ đó đưa ra các câu trả lời không chính xác hoặc vô nghĩa. Ngoài ra, người dùng Việt Nam cũng có nhu cầu về nội dung và dịch vụ phù hợp với văn hóa và sở thích của họ. 

Sự khác nhau giữa tiếng Việt các vùng miền
Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng, phong phú và có sự khác biệt theo từng vùng miền

1.3. Tham vấn chuyên sâu cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đầy ấn tượng, nhưng chủ yếu được phát triển dựa trên dữ liệu tiếng Anh và thường hiệu quả với các câu hỏi chung do bản chất là mô hình mở (open domain). Vì vậy, ChatGPT sẽ gặp hạn chế trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của các ngành và lĩnh vực tại Việt Nam. 

Chẳng hạn, ngôn ngữ chuyên ngành Luật thường sử dụng nhiều thuật ngữ và ngữ pháp phức tạp, đồng thời sử dụng nhiều mệnh đề phụ, khiến người đọc khó hiểu ý nghĩa của cả câu. Ví dụ các cụm thuật ngữ như “đầu thú” và “tự thú”; “công chứng” và “chứng thực”; “thời hạn” và “thời hiệu”; “chánh án” và “chánh toà” thường xuyên khiến nhiều người Việt Nam nhầm lẫn ý nghĩa. 

Từ điển pháp luật Việt Nam
Ngành Luật với hệ thống thuật ngữ phức tạp đòi hỏi khả năng tham vấn chuyên sâu của AI tạo sinh

2. Đối với doanh nghiệp 

2.1. Tự chủ công nghệ lõi giúp giải quyết được vấn đề an ninh bảo mật

Mặc dù OpenAI cung cấp khả năng cá nhân hóa ChatGPT thông qua SFT training và gắn hệ tri thức doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân vào chatbot bằng plugin, song điều này vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ an ninh bảo mật cho doanh nghiệp. Theo đó, các báo cáo/tài liệu nội bộ và tri thức hoàn toàn có thể bị rò rỉ ra ngoài. 

Ví dụ, sự kiện nhân viên Samsung vô tình lộ thông tin mật (mã nguồn phần mềm) qua chatbot ChatGPT của OpenAI vào tháng 4/2023 chính là hồi chuông cảnh báo cho các công ty về nguy cơ rò rỉ dữ liệu liên quan đến AI tạo sinh. Theo đó, ngay cả khi Samsung đã cấm sử dụng các công cụ AI tạo sinh trong khuôn viên công ty, thì rủi ro lộ mật qua chatbot vẫn hiện hữu.

Samsung và ChatGPT
Tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ an ninh bảo mật cho doanh nghiệp khi sử dụng mô hình LLM của bên thứ 3

2.2. Tùy biến chỉnh sửa theo từng yêu cầu của doanh nghiệp 

Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, có quy mô và mục tiêu riêng biệt, dẫn đến nhu cầu sử dụng công nghệ AI tạo sinh cũng khác nhau. Hệ thống tự chủ cho phép doanh nghiệp điều chỉnh và thiết kế các chức năng phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình.

Thứ hai, hệ thống tự chủ được xây dựng dựa trên đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công nghệ AI tạo sinh. Doanh nghiệp có thể tập trung vào các chức năng cần thiết và loại bỏ những chức năng không phù hợp.

Thứ ba, hệ thống tự chủ được xây dựng dựa trên đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công nghệ AI tạo sinh. Doanh nghiệp có thể tập trung vào các chức năng cần thiết và loại bỏ những chức năng không phù hợp.

Thứ tư, doanh nghiệp tự chủ hệ thống AI tạo sinh giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng công nghệ, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài. Doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu và phát triển các ứng dụng AI phù hợp với chiến lược phát triển của mình.

3. Đối với quốc gia 

3.1. Cơ hội rút ngắn khoảng cách với thế giới

Nhiều cường quốc đã đầu tư vào AI tạo sinh trong nhiều năm qua, điển hình là Mỹ với các sản phẩm như ChatGPT của OpenAI, Gemini của Google và Copilot của Microsoft. Các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cũng đang bắt kịp với những sản phẩm như Earn Bat của Baidu và Hunyuan của Tencent. Gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Theo ước tính của McKinsey, AI tạo sinh có thể đóng góp 2.600 – 4.400 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu mỗi năm. 

Cạnh tranh AI tạo sinh
Cuộc cạnh tranh về AI tạo sinh trên toàn thế giới

Do đó, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trong lĩnh vực AI. Các chuyên gia AI hàng đầu Việt Nam có năng lực ngang tầm với các chuyên gia quốc tế. Việc tự chủ phát triển AI tạo sinh sẽ giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội phát triển trong thời đại công nghệ mới.

3.2. Bảo tồn, làm phong phú văn hóa và đời sống xã hội của Việt Nam

Thứ nhất, AI tạo sinh giúp chính phủ chủ động kiểm soát nội dung, tránh thông tin sai lệch, đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia và đưa công nghệ Việt Nam ra thế giới. 

Thứ hai, “ChatGPT” Việt Nam hoàn toàn có thể được sử dụng để lưu trữ và truyền tải các di sản văn hóa phi vật thể, như ca dao, tục ngữ, truyện dân gian, v.v. Đồng thời, hệ thống có thể giúp dịch các tác phẩm văn học Việt Nam sang các ngôn ngữ khác, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ngoài ra, việc sử dụng ChatGPT Việt Nam giúp thúc đẩy sử dụng tiếng Việt trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, từ đó giúp người Việt Nam tự hào về ngôn ngữ và văn hóa của mình, đồng thời đưa tiếng Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Nhu cầu ChatGPT Việt Nam
Tự chủ AI tạo sinh giúp xây dựng một xã hội thông tin văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam

3. VinBigdata tiên phong phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, hứa hẹn mang đến “ChatGPT phiên bản Việt”

Ngày 21/8/2023, VinBigdata đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi công bố thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt đầu tiên dành cho người dùng cuối, mở ra bước ngoặt mới cho công nghệ AI tại Việt Nam. Mô hình này được kỳ vọng sẽ trở thành “ChatGPT phiên bản Việt”, mang đến những giải pháp đột phá cho các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và người dùng cá nhân. 

Mô hình ViGPT được phát triển dựa trên cơ sở dữ liệu 3.500 terabyte tập trung vào dữ liệu đặc thù của người Việt, do VinBigdata thu thập, phân tích và tinh chỉnh. VinBigdata đặt mục tiêu tích hợp ViGPT vào nền tảng VinBase 2.0, cung cấp giải pháp vượt trội cho doanh nghiệp.

Điểm khác biệt then chốt của ViGPT phiên bản doanh nghiệp so với các giải pháp AI tạo sinh nước ngoài nằm ở khả năng tùy chỉnh và tối ưu hóa cao độ cho thị trường Việt Nam. Thay vì áp dụng mô hình chung chung, ViGPT được VinBigdata thiết kế với triết lý “may đo” cho từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu và đặc thù riêng của từng ngành nghề, quy mô. Đồng thời, ViGPT cũng cung cấp kho tàng kiến thức khổng lồ về các lĩnh vực đặc thù của Việt Nam như pháp luật, lịch sử, văn hóa, danh nhân, du lịch, v.v, giúp người dùng dễ dàng tra cứu và tìm kiếm thông tin chính xác.

Ngoài ra, ViGPT đạt điểm trung bình 42.24% theo đánh giá từ Bộ Tiêu chuẩn VMLU, chỉ sau ChatGPT (48.54%). Điểm số này minh chứng cho khả năng tìm kiếm thông tin và giải đáp câu hỏi hiệu quả về các chủ đề đặc trưng của Việt Nam.

ChatGPT Việt Nam ViGPT
ViGPT đang trong giai đoạn kêu gọi người dùng tham gia đóng góp, kiểm thử và “thí điểm” trong một số dự án quy mô phù hợp.

Người dùng có thể tìm hiểu thêm về ViGPT tại đây hoặc liên hệ với VinBigdata để được tư vấn thêm về chiến lược triển khai ViGPT cho doanh nghiệp : 

  • Fanpage: VinBigdata
  • LinkedIn: VinBigData
  • Email: info@vinbigdata.com
  • Hotline: (024) 3 208 8208

 

One thought on “ChatGPT Việt Nam: 7 lý do cần có từ góc nhìn của người dùng cuối, doanh nghiệp và quốc gia 

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu

Bài viết liên quan

    Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ.

    File hiện tại không thể tải xuống
    Vui lòng liên hệ hỗ trợ.

    VinOCR eKYC
    Chọn ảnh từ máy của bạn

    Chọn ảnh demo dưới đây hoặc tải ảnh lên từ máy của bạn

    Tải lên ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu,...

    your image
    Chọn ảnh khác
    Tiến hành xử lý
    Thông tin đã được xử lý
    Mức độ tin cậy: 0%
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    Xác thực thông tin thẻ CMND/CCCD

    Vui lòng sử dụng giấy tờ thật. Hãy đảm bảo ảnh chụp không bị mờ hoặc bóng, thông tin hiển thị rõ ràng, dễ đọc.

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt trước CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt sau CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh chân dung

    This site is registered on wpml.org as a development site.