Fintech Việt Nam: doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tận dụng tiềm năng thị trường?

Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ đã “len lỏi” vào mọi khía cạnh của cuộc sống, đồng thời tạo ra những tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính. Fintech, hay công nghệ tài chính, là một trong những xu hướng nổi bật nhất của lĩnh vực này, đã và đang mang đến nhiều thay đổi tích cực cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này cũng tồn tại không ít thách thức.

Vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thành công trong thị trường này?  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

1. Fintech là gì? 

Fintech là sự kết hợp của “Tài chính” (Finance) và “Công nghệ” (Technology), đề cập đến việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính. Các công ty Fintech thường tập trung vào việc áp dụng công nghệ mới để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiện đại, thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các phương thức tài chính truyền thống.

Fintech là sự kết hợp của “Tài chính” (Finance) và “Công nghệ” (Technology)

2. Các sản phẩm chính của Fintech 

2.1. Ví điện tử

Ví điện tử là ứng dụng di động cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến, bao gồm thanh toán hóa đơn, chuyển tiền và mua sắm trực tuyến. Ví điện tử thường kết hợp nhiều dịch vụ tài chính khác nhau trong một ứng dụng tiện ích. Tại Việt Nam, có rất nhiều ví điện tử được cung cấp bởi các ngân hàng, công ty Fintech, ví dụ như: ShopeePay (Shopee), ZaloPay (Zalo), Momo, v.v. 

Các sản phẩm ví điện tử phổ biến tại Việt Nam 

2.2. E-Banking

E-Banking (Electronic Banking) dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, v.v thông qua website hoặc ứng dụng di động trên Internet. 

E-Banking cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến 

Các dịch vụ E-Banking giúp người dùng tiến hành các giao dịch và quản lý tài chính một cách thuận tiện, không cần phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ E-Banking như: VCB-iBank (Vietcombank), BIDV Online (BIDV), VietinBank iPay (VietinBank), v.v. 

2.3. P2P Lending

P2P Lending là viết tắt của Peer-to-Peer Lending, là hình thức cho vay ngang hàng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp vay tiền từ những người khác thông qua nền tảng trực tuyến mà không cần thông qua các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng.

P2P Lending hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ Internet. Người vay đăng ký khoản vay trên nền tảng P2P Lending và cung cấp thông tin về nhu cầu vay, lịch sử tín dụng, v.v. Sau đó, người cho vay có thể duyệt các khoản vay và lựa chọn khoản vay phù hợp với nhu cầu của mình. Sau khi khoản vay được phê duyệt, người cho vay sẽ chuyển tiền cho người đi vay. 

Minh hoạ cách thức hoạt động của mô hình P2P Lending 

2.4. Ứng dụng đầu tư chứng khoán

Ứng dụng đầu tư chứng khoán là một công cụ quan trọng đối với nhà đầu tư, cung cấp cho họ một nền tảng toàn diện với nhiều tính năng và tiện ích khác nhau, bao gồm:

  • Giao dịch: Cho phép nhà đầu tư mua, bán chứng khoán trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Theo dõi thị trường: Cung cấp thông tin về giá cổ phiếu, biến động thị trường, tin tức tài chính, v.v. 
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các thuật toán máy học để phân tích dữ liệu thị trường và đưa ra các chỉ số phân tích giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Ứng dụng đầu tư chứng khoán trong hệ sinh thái Fintech 

2.5. Ứng dụng quản lý ngân sách

Với sự phát triển của Fintech, việc quản lý tài chính cá nhân đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các ứng dụng quản lý ngân sách cung cấp cho người dùng một công cụ mạnh mẽ để theo dõi các khoản chi tiêu, thu nhập và thiết lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả. Một số ứng dụng quản lý ngân sách phổ biến hiện nay bao gồm: Money Lover, Spendee, MISA, Money Keeper, YNAB, Goodbudget. 

Quản lý chi tiêu dễ dàng hơn với các app Fintech 

2.6. Tiền điện tử

Tiền điện tử (Cryptocurrency) là một loại tiền kỹ thuật số được mã hóa sử dụng công nghệ blockchain để bảo mật và xác thực giao dịch. Tiền điện tử không được phát hành bởi bất kỳ chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nào và không được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản vật chất nào.

Trong lĩnh vực Fintech, tiền điện tử được coi là một công nghệ mới nổi có tiềm năng thay đổi cách thức vận hành của hệ thống tài chính truyền thống. Tiền điện tử có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn.

Tiền điện tử thay đổi cách thức vận hành của hệ thống tài chính truyền thống

3. Vai trò của Fintech trong bối cảnh 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tài chính. 

3.1. Cải tiến dịch vụ tài chính 

Fintech sử dụng các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), blockchain, v.v để cải tiến dịch vụ tài chính. Các công nghệ này giúp Fintech cung cấp các dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn theo hướng: 

  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Fintech ứng dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. 
  • Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính: Các dịch vụ thanh toán điện tử giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa có thể thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến chỉ trong “tích tắc”.
  • Giảm thiểu chi phí: Fintech giúp giảm thiểu chi phí hoạt động của các tổ chức tài chính, từ đó tối ưu chi phí dịch vụ cho khách hàng.

3.2. Cải tiến phương thức giao dịch

Trong bối cảnh CMCN 4.0, Fintech đã và đang góp phần cải tiến phương thức giao dịch tài chính theo nhiều hướng, bao gồm:

  • Tăng cường tự động hóa: Phương thức giao dịch được chuyển đổi từ tiền mặt sang giao dịch trực tuyến bằng các dịch vụ ngân hàng số chất lượng như ví điện tử, internet banking, v.v. 
  • Tăng cường tính bảo mật: Fintech sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông tin tài chính của khách hàng. Ví dụ, công nghệ blockchain được sử dụng để lưu trữ dữ liệu giao dịch một cách an toàn và bảo mật.

3.3. Tối ưu giải pháp tiếp cận dịch vụ tài chính 

Fintech đã tạo ra ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến, cho phép người dùng tiếp cận dịch vụ tài chính mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Theo Viện chiến lược và chính sách tài chính Việt Nam, với sự hỗ trợ của Fintech, các đối tượng yếu thế có thể nhận được các khoản hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất thông qua cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số. Ngoài ra, Fintech còn tăng cường minh bạch về tài chính, hỗ trợ người dân vay vốn khẩn cấp thông qua công cụ định danh khách hàng điện tử hoặc các nền tảng cho vay ngang hàng mà không cần phải đến ngân hàng. 

4. Tiềm năng của thị trường Fintech Việt Nam

4.1. Thị trường

Thị trường Fintech Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn do Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Thống kê, GDP của Việt Nam 2023 ước tính tăng 5,05% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính. 

4.2. Công nghệ

Công nghệ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Fintech, và Việt Nam có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển. Theo We Are Social, tính đến đầu 2023, số người sử dụng Internet tại Việt Nam đã tăng lên 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương với 79,1% dân số, trong đó có tới 161.6 triệu thuê bao di động, tức trung bình mỗi người dân có khoảng 1.5 chiếc điện thoại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng Fintech rộng rãi tới toàn bộ người dân.

4.3. Nguồn nhân lực

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, với hơn 1,3 triệu người làm việc trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tiềm năng về nguồn nhân lực trong lĩnh vực Fintech của Việt Nam còn được thể hiện qua số lượng các công ty khởi nghiệp (startup) Fintech tại Việt Nam. Theo thống kê của Fintech News, Việt Nam có hơn 300 startup Fintech đang hoạt động. Trong đó, nhiều startup đã đạt được thành công và nhiều giải thưởng lớn như MoMo, VNPay, VnDirect, v.v.

5. Thách thức của thị trường Fintech Vietnam

5.1. Pháp lý

Thị trường Fintech tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, do đó, hệ thống pháp lý về Fintech vẫn chưa hoàn thiện. Một số quy định về Fintech chưa có (VD: Tiền điện tử) hoặc chưa phù hợp với thực tế, gây cản trở cho sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech (VD: Quy định về vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp Fintech còn cao, khiến các doanh nghiệp SMEs hay Start-up gặp khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động). 

5.2. Nguồn vốn

Các doanh nghiệp Fintech thường có quy mô nhỏ và vừa, do đó, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng còn e ngại về rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực Fintech.

5.3. Bảo mật 

Fintech là lĩnh vực liên quan đến việc xử lý và lưu trữ thông tin tài chính của người dùng. Do đó, bảo mật thông tin là một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp Fintech. Đặc biệt, tình trạng lừa đảo, hoạt động bất chính trong thị trường Fintech có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending), từ đó gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp Fintech chân chính, đồng thời làm chậm quá trình phát triển của thị trường Fintech.

Một trong những thách thức của thị trường Fintech Vietnam là bảo mật 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để gia nhập thị trường Fintech? 

Thị trường Fintech đang phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong thị trường này, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt. 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để gia nhập thị trường Fintech? 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định chiến lược

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường Fintech, bao gồm các xu hướng, tiềm năng phát triển, đối thủ cạnh tranh, v.v. Từ đó, xác định mục tiêu, phân khúc khách hàng, sản phẩm và dịch vụ của mình.

Bước 2: Nắm rõ các quy định pháp lý

Thị trường Fintech vẫn đang trong quá trình phát triển, do đó, hệ thống pháp lý về Fintech còn chưa hoàn thiện. Các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động Fintech để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình tuân thủ pháp luật. 

Bước 3: Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Sau khi đã xác định chiến lược, các doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường và mục tiêu của mình. Các sản phẩm và dịch vụ cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời, có tính cạnh tranh cao.

Bước 4: Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng

Hệ thống hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh 4.0 là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp Fintech giữ chân khách hàng và tạo dựng uy tín. Trong lĩnh vực Fintech, chăm sóc khách hàng càng trở nên quan trọng bởi Fintech là lĩnh vực liên quan đến tài chính, tiền bạc với nhiều sản phẩm và dịch vụ phức tạp. Do đó, khách hàng cần được hỗ trợ kịp thời và chuyên nghiệp khi có vấn đề phát sinh. 

Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng hiện đại trong các doanh nghiệp Fintech 

Nhận diện được vấn đề này trong bối cảnh thị trường Fintech đầy biến động và cạnh tranh, VinBigdata đã cho ra mắt sản phẩm Trợ lý ảo kênh văn bản (ViChat) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Fintech một giải pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả và hiện đại, giúp doanh nghiệp tự động hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên đa kênh tương tác, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao hiệu quả vận hành.

Cụ thể, ViChat tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép nhận diện thái độ, quan điểm của khách hàng và tạo ra phản hồi tự nhiên, linh hoạt theo từng ngữ cảnh. Bên cạnh đó, giải pháp chatbot nhà VinBigdata còn có khả năng xử lý cùng lúc 10,000 yêu cầu, tốc độ phản hồi dưới 0,5 giây. So với các giải pháp chatbot hiện có trên thị trường, ViChat nổi bật bởi có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ, giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng quy mô lớn, ở nhiều thị trường khác nhau.

Nhân viên tư vấn ảo ACB AI BOT được triển khai thành công tại Ngân hàng Á Châu (ACB) chính là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả thực tiễn khi triển khai ViChat tại các doanh nghiệp tài chính lớn. Với mục tiêu đưa ACB trở thành “AI First Banking”, ACB AI BOT hỗ trợ các nghiệp vụ ngân hàng như: giải đáp thắc mắc, hướng dẫn đăng ký tài khoản trực tuyến, định danh điện tử (eKYC) và trò chuyện phiếm với khách hàng. Số lượng lượt tương tác đạt mức 4.000 lượt mỗi ngày chỉ trong tuần đầu triển khai.

VinBase Chatbot được tích hợp bởi ngân hàng Á Châu.

Kết luận 

Thị trường Fintech tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, thị trường này cũng tồn tại nhiều thách thức. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ có cơ hội gia nhập và phát triển thành công trong thị trường Fintech đầy tiềm năng. 

Liên hệ với VinBigdata để được tư vấn thêm về chiến lược triển khai nhân viên tư vấn ảo: 

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu

Bài viết liên quan

    Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ.

    File hiện tại không thể tải xuống
    Vui lòng liên hệ hỗ trợ.

    VinOCR eKYC
    Chọn ảnh từ máy của bạn

    Chọn ảnh demo dưới đây hoặc tải ảnh lên từ máy của bạn

    Tải lên ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu,...

    your image
    Chọn ảnh khác
    Tiến hành xử lý
    Thông tin đã được xử lý
    Mức độ tin cậy: 0%
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    Xác thực thông tin thẻ CMND/CCCD

    Vui lòng sử dụng giấy tờ thật. Hãy đảm bảo ảnh chụp không bị mờ hoặc bóng, thông tin hiển thị rõ ràng, dễ đọc.

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt trước CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt sau CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh chân dung

    This site is registered on wpml.org as a development site.