7 công cụ chuyển văn bản thành giọng nói tốt nhất hiện nay: Chiến thuật lựa chọn

Theo thống kê năm 2023, có tới 60% người dùng ưa chuộng các công cụ chuyển văn bản thành giọng nói hơn phương pháp đọc truyền thống. Trên thị trường hiện nay cũng có đa dạng công cụ khác nhau cho người dùng lựa chọn. Vậy làm sao để tìm được một sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình?

Bài viết sẽ gợi ý 7 công cụ chuyển văn bản thành giọng nói tốt nhất hiện nay, cùng với đó là 5 tips giúp bạn lựa chọn được giải pháp thích hợp và hiệu quả.

1. 5 dạng điển hình của công cụ chuyển văn bản thành giọng nói

Các công cụ chuyển văn bản thành giọng nói có thể được phân thành 5 nhóm chính:  

1.1. Công cụ TTS tích hợp

Hiện nay trên thị trường có nhiều công cụ chuyển văn bản thành giọng nói mà người dùng có thể trải nghiệm. Phần lớn các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,…đều đã tích hợp công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói nhằm hỗ trợ các tác vụ tìm kiếm, đọc tài liệu,… Với các thiết bị này, người dùng không cần phải chi trả thêm các chi phí mua ứng dụng hay phần mềm bổ sung.

1.2. Công cụ TTS trực tuyến

Đây là các công cụ chuyển văn bản thành giọng nói được tích hợp sẵn trên website. Công cụ này thường hiển thị dưới dạng biểu tượng nhỏ trên giao diện trang web hoặc trong ứng dụng. Khi được kích hoạt, nó giúp người dùng đọc to thông tin trên web (thường là bài báo hoặc cách phát âm từ vựng tiếng nước ngoài).

1.3. Chương trình phần mềm TTS

Trong trường hợp các thiết bị bạn sử dụng chưa tích hợp sẵn TTS, bạn có thể tìm mua phần mềm này trên Google Play và App Store. Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến Read&Write và Claroread.

1.4. Công cụ Chrome

Bạn có thể tìm kiếm và tải về các công cụ chuyển văn bản thành giọng nói trong Microsoft store, sau đó tích hợp vào Chrome trên máy tính để dễ dàng sử dụng khi lướt web.

2. 7 công cụ chuyển văn bản thành giọng nói tốt nhất

Dưới đây là 7 công cụ chuyển văn bản thành giọng nói bạn có thể tham khảo:

2.1. Google dịch

Google dịch là một trong những công cụ đi đầu về tích hợp chuyển văn bản thành giọng nói, hỗ trợ người dùng học ngoại ngữ, cải thiện phát âm, và thậm chí là nghe các tài liệu khi đang di chuyển. Người dùng chỉ cần nhập hoặc dán văn bản bất kỳ, sau đó lựa chọn biểu tượng loa ở phần ngôn ngữ muốn nghe, Google sẽ trả ra giọng đọc tự nhiên của đoạn văn bản này.

Google dịch có tổng hợp chuyển văn bản thành giọng nói tốt nhất

2.2. Google Lens

Người dùng hiện nay có lẽ không còn xa lạ với Google Lens – công cụ có khả năng dịch, nhận diện sao chép, tìm kiếm văn bản trên hình ảnh do Google phát triển. Tuy nhiên, chưa nhiều người biết đến tính năng chuyển văn bản thành giọng nói của công cụ này. Nếu sử dụng các thiết bị thông minh chạy bằng hệ điều hành Android, bạn có thể thử trải nghiệm bằng cách tải ứng dụng hoàn toàn miễn phí tại đây.

Tra cứu bằng Google Lens

2.3. Google Text-to-Speech

Bên cạnh các công cụ tích hợp chuyển văn bản thành giọng nói, Google còn phát triển một ứng dụng riêng cho tính năng này có tên gọi Google Text-to-Speech. Google Text-to-Speech có thể chuyển văn bản kỹ thuật số trên website, bài báo,… thành dữ liệu giọng nói. Điểm đặc biệt của ứng dụng là bạn có đa dạng lựa chọn về ngôn ngữ và giọng điệu (với hơn 90 kiểu giọng khác nhau). Tuy nhiên, cũng giống như Google Lens, Google Text-to-Speech chỉ dành cho thiết bị Android. Bạn có thể tải ứng dụng về tại đây.

Google Text-to-Speech

2.4. Narrator’s Voice

Bên cạnh các tính năng chuyển văn bản thành giọng nói cơ bản, điểm nổi trội của Narrator’s Voice là cho phép người dùng tải tệp âm thành về máy và chia sẻ các tệp MP3 hoặc MP4 với bạn bè. Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp các hiệu ứng giọng nói và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Narrator’s Voice hỗ trợ cả hai hệ điều hành Android và iOS.

Narrator's Voice

2.5. VinBase APIs

VinBase APIs là nền tảng triển khai các công nghệ lõi về trí tuệ nhân tạo (trong đó có chuyển văn bản thành giọng nói) do VinBigdata phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thiết kế và tùy chỉnh các sản phẩm dựa trên công nghệ giọng nói. 


VinBase APIs thuộc nền tảng VinBase do VinBigdata phát triển

VinBase APIs đảm bảo độ chính xác cao (tới 90%), tốc độ phản hồi gần như tức thì (0,3 giây) và cho phép người dùng điều khiển ngữ điệu, cảm xúc trong giọng đọc nhân tạo.

2.6. Voice Aloud Reader

Voice Aloud Reader là một ứng dụng khác về chuyển văn bản thành giọng nói dành cho người dùng cuối. Voice Aloud Reader cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ giọng đọc nhân tạo và tải các tệp âm thanh về máy để dễ dàng lưu trữ và chia sẻ. Ứng dụng này hỗ trợ cả hai hệ điều hành Android và iOS.

Voice Aloud Reader điều chỉnh tốc độ giọng đọc nhân tạo

2.7. T2S: Text to Voice – Read Aloud

T2S: Text to Voice – Read Aloud là công cụ chuyển văn bản thành giọng nói được đánh giá là có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Tương tự như Voice Aloud Reader, T2S cũng cho phép người dùng tải file âm thanh về máy để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, ứng dụng này chỉ hỗ trợ hệ điều hành Android.

Nhận diện đơn giản của T2S: Text to Voice - Read Aloud

3. 5 tips lựa chọn công cụ chuyển văn bản thành giọng nói phù hợp

Để chọn được một công cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên thực hiện các bước sau đây trước khi đưa ra quyết định. 

3.1. Xác định mục tiêu sử dụng 

Hãy xem xét mục đích sử dụng của bạn để cân nhắc lựa chọn công cụ chuyển văn bản thành giọng nói phù hợp. Nếu bạn cần một công cụ để đọc văn bản và sách báo trong thời gian rảnh rỗi hoặc khi di chuyển, hãy chọn một ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng nhằm dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng. 

Nếu là người có nhu cầu thường xuyên phải nghe, đọc văn bản chuyên ngành hoặc tài liệu công việc, bạn nên chọn một công cụ có khả năng tùy chỉnh giọng đọc và hỗ trợ các định dạng tài liệu phức tạp.

3.2. Đánh giá tính năng cần thiết cho dự án 

Dựa vào mục đích sử dụng, hãy xác định đâu là các tính năng mà công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói cần có. Bạn có thể cân nhắc một số điểm sau đây:

  • Chất lượng giọng đọc: Giọng đọc có tự nhiên và dễ nghe hay không.
  • Tính tùy chỉnh: Công cụ có cho phép tùy chỉnh giọng đọc, tốc độ đọc,… không
  • Hỗ trợ định dạng tài liệu: Đối với tác vụ đọc văn bản phức tạp, công cụ bạn sử dụng cần hỗ trợ đa định dạng tài liệu như PDF, DOCX, HTML,…
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Bạn có thể cân nhắc lựa chọn công cụ hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau hoặc chỉ chuyên biệt cho một ngôn ngữ bạn cần, nhằm tối đa hóa hiệu quả thực tế và tính chính xác khi chuyển văn bản thành giọng nói.

3.3. Xem xét khả năng tương thích và tích hợp với hệ thống hiện tại.

Khi lựa chọn công cụ chuyển văn bản thành giọng nói, bạn cần xem xét tính tương thích của công cụ đó với thiết bị hoặc nền tảng hiện tại. Đối với ứng dụng, cần biết trước công cụ có phiên bản tương thích với hệ điều hành Windows, macOS, Android, hoặc iOS hay không.

Nếu bạn sử dụng công cụ trên trình duyệt web, hãy kiểm tra tính tương thích của công cụ với trình duyệt Chrome, Firefox, hoặc Safari. Đặc biệt, các doanh nghiệp triển khai công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói càng cần tính toán kỹ khả năng tích hợp APIs trên các nền tảng khác nhau.

3.4. Đánh giá giới hạn về giá và nguồn tài nguyên.

Giá cả và nguồn tài nguyên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói. Doanh nghiệp khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cần tiến hành so sánh chi phí của các công cụ khác nhau (như phí duy trì hàng tháng, hàng năm, hoặc mua một lần). 

Ngoài giá cả, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về tài nguyên. Hãy đánh giá xem công cụ cần sử dụng bao nhiêu tài nguyên máy tính hoặc băng thông mạng. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công cụ mà bạn chọn.

3.5. Tìm hiểu đánh giá và phản hồi từ người dùng khác.

Phản hồi từ người dùng khác là nguồn thông tin bạn có thể tham khảo khi cân nhắc lựa chọn công cụ chuyển văn bản thành giọng nói. Khi đọc các bình luận, đánh giá, hãy để ý những chi tiết về chất lượng giọng đọc, tỷ lệ lỗi từ hay các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra. Từ đây, bạn sẽ có được cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả của công cụ trong thực tế.

Kết luận

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ chuyển văn bản thành giọng nói mà người dùng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mình. Các công cụ có chất lượng tốt, được tin dùng bao gồm: Google Lens, Google dịch, Google Text-to-Speech, VinBase APIs, Narrator’s Voice, Voice Aloud Reader, T2S: Text to Voice – Read Aloud,…

Khi lựa chọn công cụ chuyển văn bản thành giọng nói, bạn nên xác định trước mục đích sử dụng, từ đó khoanh vùng các tính năng cần thiết, xem xét khả năng tương thích, tích hợp với hệ thống hiện tại và giới hạn chi phí cũng như nguồn tài nguyên. 

Liên hệ ngay với VinBigdata để được tư vấn thêm về công cụ chuyển văn bản thành giọng nói:

 

 

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu

Bài viết liên quan

    Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ.

    File hiện tại không thể tải xuống
    Vui lòng liên hệ hỗ trợ.

    VinOCR eKYC
    Chọn ảnh từ máy của bạn

    Chọn ảnh demo dưới đây hoặc tải ảnh lên từ máy của bạn

    Tải lên ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu,...

    your image
    Chọn ảnh khác
    Tiến hành xử lý
    Thông tin đã được xử lý
    Mức độ tin cậy: 0%
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    Xác thực thông tin thẻ CMND/CCCD

    Vui lòng sử dụng giấy tờ thật. Hãy đảm bảo ảnh chụp không bị mờ hoặc bóng, thông tin hiển thị rõ ràng, dễ đọc.

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt trước CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt sau CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh chân dung

    This site is registered on wpml.org as a development site.