Giờ đây, người dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi tiếng nói thành văn bản nhờ công nghệ nhận dạng giọng nói với độ chính xác lên đến hơn 90%. Chỉ cần sử dụng khẩu ngữ thường ngày, các phần mềm nhận dạng giọng nói sẽ xử lý ngay yêu cầu chuyển đổi của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một vài phần mềm nhận dạng giọng nói hiệu quả nhất trong năm 2023, đồng thời chia sẻ một số những tips tận dụng hiệu quả các chức năng vượt trội của những phần mềm này.
Phần mềm nhận dạng giọng nói là gì?
Khi tiến hành tìm kiếm trực tuyến, rất nhiều từ khóa khác nhau được áp dụng cho phần mềm nhận dạng giọng nói. Phần mềm này có thể được gọi là phần mềm đọc chính tả, chuyển đổi giọng nói thành văn bản, nhận dạng giọng nói,… Tuy nhiên, dù dưới tên gọi nào, phần mềm này vẫn là một chương trình có khả năng chuyển đổi giọng nói thành văn bản trên thiết bị điện tử. Lưu ý thêm, chức năng và tên gọi của các ứng dụng sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất, chính vì vậy người dùng cần kiểm tra tính năng của phần mềm trước khi tiến hành tải xuống để tránh nhầm lẫn.
Ví dụ, một số sản phẩm sẽ chuyển các tệp âm thanh thành văn bản, nhưng chúng không thể chuyển giọng nói của bạn thành văn bản trong thời gian thực. Hoặc với những trợ lý ảo ứng dụng công nghệ AI như Siri, Alexa hay Cortana, chúng có thể phù hợp để lên lịch các cuộc họp, phát nhạc và tìm địa điểm ăn uống, nhưng lại không được thiết kế để ghi lại các bài báo, cuộc họp và tài liệu khác.
Giờ đây, mọi người đều có thể truy cập các phần mềm nhận dạng giọng nói như một công cụ để tăng năng suất làm việc ngay lập tức. Học sinh có thể viết bài và chuyển bài giảng thành ghi chú, người dùng thông thường có thể viết danh sách mua sắm, văn bản hoặc lời nhắc ngay cả khi đang thực hiện các tác vụ khác, thậm chí viết một cuốn tiểu thuyết ngay khi đi dạo. Đa tác vụ giờ đây đã trở thành hiện thực.
Tip sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói hiệu quả
Mặc dù phần mềm nhận dạng giọng nói mang lại hiệu quả khá tốt khi xử lí các giọng nói khác nhau, tuy nhiên nó không hoàn hảo. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn sử dụng các phần mềm này một cách tốt nhất có thể.
Nói một cách tự nhiên: Một số các phần mềm nhận dạng giọng nói sẽ dần dần “làm quen” với mẫu giọng của bạn theo thời gian nhờ công nghệ học máy. Chính vì vậy, nếu ban đầu bạn không đạt được độ chuyển đổi chính xác trên 90%, hãy thử nói chuyện nhiều, rõ ràng và tự nhiên hơn với phần mềm của bạn nhé!
Lưu ý dấu câu: Khi đọc chép chính tả, bạn phải nói từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, v.v. Mặc dù được giới thiệu là sản phẩm công nghệ tiên tiến, tuy nhiên các phần mềm nhận dạng giọng nói vẫn cần thêm thời gian để phát triển “trí thông minh”.
Tìm hiểu một vài câu lệnh: Hãy dành thời gian để tìm hiểu một số lệnh đơn giản, chẳng hạn như “chuyển dòng mới” để nhập ngắt dòng. Ngoài ra còn nhiều các lệnh khác nhau để soạn thảo, chỉnh sửa và vận hành thiết bị của bạn. Các câu lệnh có thể khác nhau giữa các ứng dụng, vì vậy hãy “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” nhé.
Nhận biết giới hạn công nghệ: Trên một số thiết bị di động, các công cụ nhận dạng giọng nói có thể giới hạn thời gian nghe. Một số ứng dụng chỉ cho phép bạn nói không quá 1 phút. Chính vì vậy, thỉnh thoảng hãy liếc nhìn màn hình để đảm bảo không bị gián đoạn công việc nhé.
Luyện tập: Như đã đề cập, các ứng dụng thông minh luôn đòi hỏi bạn phải dành thời gian luyện tập với chúng. Một số ứng dụng tinh vi thường sẽ mời bạn luyện tập bằng cách đọc các đoạn văn hoặc thực hiện các bài tập ngắn. Vì thế, đừng cố né tránh các hướng dẫn, menu trợ giúp trên màn hình.
Phần mềm nhận dạng giọng nói miễn phí cho Windows
Windows 10 Speech Recognition (hoặc Voice Typing đối với Windows 11) là phần mềm nhận dạng giọng nói đã được tích hợp sẵn mà không cần phải cài đặt thêm trong 2 hệ điều hành phổ biến này. Để bật phần mềm nhận dạng giọng nói, hãy vào Settings > Privacy > Speech và kích hoạt. Để bắt đầu đọc chính tả, trong cả hai hệ điều hành, hãy nhấn phím logo Windows + H. Biểu tượng micrô và hộp màu xám sẽ xuất hiện ở đầu màn hình của bạn. Khi đã sẵn sàng, hãy nói “Listening”. Để ngừng đọc chép chính tả, hãy nhấp lại vào biểu tượng micrô hoặc nói “stop talking”. Phần mềm sẽ chỉ cho phép bạn nói 10s liên tục, nếu bị ngắt giữa chừng, hãy bấm lại vào biểu tượng micro.
Windows 10 Speech Recognition
Đi kèm với các sản phẩm cài 2 hệ điều hành trên
Độ chính xác của Windows 10 Speech Recognition/ Voice Typing
Với độ chính xác lên đến 97%, phần mềm nhận dạng giọng nói này chỉ không xử lý được một kí tự, ví dụ như việc thêm dấu gạch ngang, dấu nháy đơn để chỉ quyền sở hữu,… Windows Speech Recognition là một trong những phần mềm với độ chính xác vượt trội, sánh ngang với Gboard của Google.
Đề xuất sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói
Phần mềm này hoạt động trong bất kỳ ứng dụng hoặc trình duyệt nào. Nếu bạn là người dùng Windows 10 và không ngại bỏ thời gian “đào tạo” để phần mềm này thân quen với giọng nói chính chủ, chắc chắn nó sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn.
Các ngôn ngữ được Windows 10 Speech Recognition hỗ trợ
Tiếng Trung giản thể, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý (Ý), tiếng Bồ Đào Nha (Brasil) và tiếng Tây Ban Nha.
Phần mềm nhận dạng giọng nói miễn phí cho IOS
Apple Dictation là phần mềm nhận dạng giọng nói tích hợp sẵn trong các sản phẩm của Apple, được hỗ trợ bởi Siri. Trên các thiết bị iOS, bạn có thể sử dụng Apple Dictation bằng cách nhấn vào biểu tượng micro trên bàn phím gốc. Trên máy tính để bàn, bạn bật tính năng này bằng cách đi tới System Preferences > Keyboard > Dictation, sau đó sử dụng phím tắt để kích hoạt tính năng này trong ứng dụng của bạn.
Apple Dictation
Đi kèm với macOS, iOS, iPadOS và Apple Watch.
Độ chính xác của Apple Dictation
Với tỷ lệ chính xác là 97%, phần mềm nhận dạng giọng nói này có khả năng phiên âm chính xác một số (chứ không phải tất cả) các từ ghép khó, đồng thời dễ dàng theo kịp nhịp nói của người dùng.
Khuyến nghị sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói
Nếu chỉ cần đọc chính tả, bạn hoàn toàn có thể dùng tính năng tiêu chuẩn có sẵn trong tất cả các hệ thống của Apple. Nhưng nếu bạn cần nhiều tính năng tùy chỉnh hơn (ví dụ: thuật ngữ y tế), hãy chọn Voice Control, với nhiều tùy chọn nâng cao. Bạn có thể tạo và nhập cả từ vựng tùy chỉnh và lệnh tùy chỉnh và làm việc khi ngoại tuyến.
Các ngôn ngữ được hỗ trợ trong phần mềm nhận dạng giọng nói của Apple
Trong khi phần mềm nâng cao hỗ trợ 20 ngôn ngữ, tính năng mặc định của Apple hỗ trợ đến 31 ngôn ngữ, gồm: Ả Rập, Catalan, Trung Quốc, Croatian, Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Do Thái, Hungary, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mã Lai, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha , tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovak, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, tiếng Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ukraina và tiếng Việt.
Phần mềm nhận dạng giọng nói miễn phí cho di động
Ứng dụng Gboard của Google hoạt động trên cả Android và iOS. Để sử dụng nó, khi bàn phím sẽ bật lên, hãy nhấn vào biểu tượng micrô ở phía trên bên phải của bàn phím và bắt đầu nói. Không chỉ nhanh, ứng dụng này còn rất chính xác. (Lưu ý: Nếu bạn ngừng nói trong khoảng 10 giây, micrô sẽ tắt). Trong quá trình sử dụng, các ứng dụng nhận dạng giọng nói sẽ quen thuộc dần với giọng người dùng. Chính vì vậy càng “thân thiết”, ứng dụng này càng chuyển ngữ nhanh và chính xác.
Gboard
Miễn phí tải về mọi thiết bị di động
Độ chính xác của Gboard
Với đoạn phiên âm dài 209 từ, độ chính xác của Gboard đạt trung bình 98%, cao nhất trong các phần mềm kể trên.
Khuyến nghị sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói Gboard
Tốc độ chuyển đổi của Gboard rất nhanh. Đối với những người nói chuyện nhanh, tốc độ đánh văn bản của Gboard là vừa phải, tuy nhiên đối với những người có tốc độ trung bình, bạn cần thời gian để có thể làm quen. Nếu bạn muốn tạo văn bản nhanh trong email hoặc bất kỳ ghi chú ngắn nào khác, hãy sử dụng Gboard.
Các ngôn ngữ được hỗ trợ Đọc chính tả của Gboard
Không tính các phương ngữ khác nhau một cách riêng biệt, Gboard hỗ trợ 69 ngôn ngữ: tiếng Afrika, tiếng Ả Rập, tiếng Azerbaijani, người Bêlaru, tiếng Bulgaria, tiếng Catalan, tiếng Trung, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pháp, tiếng Đức , Hungary, Iceland, Indonesia, Ý, Nhật Bản, tiếng Hàn, người Latvia, người Macedonia, Malay, Malta, Na Uy, Ba Tư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga , Xứ Wales, Zulu,…
Tiềm năng thị trường nhận dạng giọng nói tiếng Việt
Theo báo cáo chung trên thế giới, có 46% công ty áp dụng trợ lý giọng nói để soạn văn bản thay vì gõ thủ công, 26% của các tổ chức tận dụng chatbot nhằm đơn giản hóa sự hợp tác giữa các nhóm, 24% các doanh nghiệp sử dụng trợ lý ảo để quản lý nhân viên. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã ứng dụng những tính năng vượt trội từ công nghệ nhận dạng giọng nói và AI tích hợp trong trợ lý ảo để phục vụ bài toán riêng của mình.
Với lợi thế cơ sở dữ liệu lớn, đội ngũ chuyên gia VinBigData (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã phát triển thành công nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase với khả năng tạo lập và quản lý các trợ lý ảo có khả năng nhận diện tiếng Việt chính xác cao (>98%). Bên cạnh đó, VinBase cũng cung cấp VinBase APIs gồm sản phẩm tùy chỉnh như: Nhận dạng tiếng nói, Chuyển văn bản thành giọng nói, Tổng hợp giọng nói, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Sinh trắc học giọng nói và Phân tích quan điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp hay nhà phát triển phần mềm ứng dụng vào những sản phẩm mang thương hiệu riêng.
Với việc phân tích và nghiên cứu hàng chục ngàn giờ dữ liệu Tiếng Việt chất lượng cao, các sản phẩm thuộc VinBase có khả năng nhận diện giọng nói đa vùng miền (Bắc – Trung – Nam)với độ chính xác lên tới hơn 98%, am hiểu thói quen người dùng và giúp hệ thống đưa ra những phản hồi bám sát với câu lệnh thực tế.
Bạn đọc quan tâm tìm hiểu thêm về nền tảng VinBase tại đây!
Kết luận
Bên cạnh các phần mềm như Apple Dictation, Gboard hay Windows Speech Recognition, các công cụ trực tuyến cũng được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển giọng nói thành văn bản cho người dùng. Nhờ có phần mềm nhận dạng giọng nói, ghi chú hay bất cứ văn bản nào giờ đây đều được tạo lập một cách nhanh chóng thay vì ghi chép thủ công. Phóng viên, học sinh hay bất cứ ai thường xuyên phải soạn thảo văn bản, bóc băng ghi âm,.. sẽ có thể nâng cao năng suất làm việc một cách đáng kinh ngạc.