Trợ lý ảo Tiếng Việt: Cuộc chạy đua trí tuệ Việt

Trợ lý ảo tiếng Việt hỗ trợ các hoạt động công

Theo Gartner (Công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới), chỉ có 2% công chức văn phòng sử dụng trợ lý ảo, thế nhưng đến năm 2025, con số này được dự báo đạt sẽ 50%. Tốc độ tăng trưởng phi mã trên cho thấy được tiềm năng to lớn của thị trường trợ lý ảo trong tương lai gần. Với vị trí top 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2021, Việt Nam hiện đang chủ động phát triển nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo tiếng Việt, từ đó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. 

Xu hướng phát triển trợ lý ảo

Theo dự đoán của công ty Transparency Market Research, thị trường Trợ lý ảo thông minh toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt tới 50,9 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng kép 33% trong giai đoạn 2020 – 2030. Với quy mô thị trường tăng trưởng nhanh, cùng lượng khách hàng tiềm năng lớn, đây chắc chắn là miếng bánh béo bở cho bất kì doanh nghiệp công nghệ nào đang dấn thân phát triển trợ lý ảo. 

Tại Việt Nam, nhận thấy được những lợi ích to lớn và xu hướng phát triển chung của xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) mới đây cũng đã đưa ra quyết định ban hành “Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo”. Quyết định này mở ra cơ hội cho không ít doanh nghiệp Việt Nam đang tham vọng chiếm lĩnh thị trường trợ lý ảo dành riêng cho người Việt.

Trên đường đua “trợ lý ảo Tiếng Việt”

Mặc dù con số các “tay đua” trong lĩnh vực trợ lý ảo được phát triển để tối ưu tiếng Việt hiện tại rất ít , thế nhưng nhiều công ty cũng đã rục rịch để chen chân vào thị trường. Năm trợ lý ảo nói tiếng Việt đang được cộng đồng quan tâm nhất hiện nay gồm có: Google Assistant, ViVi, Kiki, Maika, và Trợ lý ảo của webOS. Mới đây nhất, VTVLIVE cũng chuẩn bị để ra mắt trợ lý ảo Lan Anh, được giới thiệu là trợ lý ảo đầu tiên phục vụ Văn hóa doanh nghiệp. Với những trợ lý được phát triển bởi người Việt như Maika, ViVi và Kiki, ưu điểm của chúng là nhận biết tiếng Việt tốt, phản hồi tự nhiên, nhận biết được nhiều giọng vùng miền khác nhau. 

Người Việt chạy đua phát triển trợ lý ảo thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ

Google Assistant

Nhiều trợ lý ảo nổi tiếng thế giới đã đồng loạt tích hợp tiếng Việt, tuy nhiên Google Assistant được nhận định có khả năng hỗ trợ trên nhiều nền tảng nhất, bao gồm cả smartphone, Smart TV (hệ điều hành Android), loa thông minh và Android Box. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái chưa thể áp dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho Google Assistant.

Sở hữu kho dữ liệu lớn, Google Assistant cho phép người dùng đặt câu hỏi tự nhiên, không cần đúng cấu trúc, kể cả nói lẫn giọng ba miền, trợ lý ảo tiếng Việt vẫn có thể nhận diện với mức chính xác cao. 

ViVi

ViVi là trợ lý ảo do Công ty cổ phần VinBigData (thuộc tập đoàn Vingroup) phát triển. Trong hơn 4 năm qua, công ty đã tập trung tối ưu ngôn ngữ tiếng Việt tự nhiên cho trợ lý ảo. Chính vì vậy, ViVi có khả năng hiểu câu lệnh & đàm thoại tự nhiên với 4 giọng vùng miền của người Việt: Giọng nam – nữ miền Bắc và nam – nữ miền Nam – cùng khả năng nhận diện ngôn ngữ lên đến 98%.

Theo đại diện Vingroup, ViVi sẽ tiếp tục được nâng cấp để ứng dụng cả trong hệ sinh thái sản phẩm của công ty, từ lĩnh vực bất động sản, đến giáo dục, y tế,… ViVi đều có thể trở thành một trợ lý đắc lực cho người Việt. Ngoài bất lợi về việc hạn chế nền tảng sử dụng và thiết bị hỗ trợ, ngôn ngữ phản hồi của ViVi được đánh giá tự nhiên, dễ nghe, quen thuộc, có thể phản hồi đa dạng kiểu ra lệnh. 

Tìm hiểu về ViVi tại đây.

Maika

Trợ lý ảo thuần Việt Maika là sản phẩm công nghệ được sử dụng trên loa thông minh Olli Maika. Hệ thống có giọng phản hồi tiếng Việt tự nhiên, thân thiện, nhận diện giọng nói tốt với cả ba miền. Tuy nhiên, điểm trừ người dùng cần chú ý là phải sử dụng đúng cấu trúc thay vì văn nói tự nhiên như các trợ lý ảo khác.

Bên cạnh đó, Maika cũng hỗ trợ điều khiển nhà thông minh nhưng chỉ ứng dụng cho các nền tảng tại Việt Nam như Điện quang, Rạng Đông, Acis, Tuya, Vconnex, Hafele, Bkav Smarthome….Một trở ngại nữa của Maika là người dùng phải mua phần cứng do hãng cung cấp để sử dụng trợ lý ảo.

Kiki

Kiki là trợ lý ảo thuần Việt được phát triển bởi Zalo. Ban đầu, Kiki hướng tới người sử dụng xe hơi, có thể hoạt động khi kết nối qua Android Auto hoặc Car Play.

Bên cạnh đó, Kiki còn có khả năng tích hợp và hỗ trợ đa nền tảng bao gồm ứng dụng điện thoại, loa thông minh. Tương tự Maika và ViVi, Kiki được đánh giá nhận diện giọng nói tốt, đủ vùng miền, giọng phản hồi dễ nghe, tự nhiên. 

Trợ lý ảo webOS

Trong cuộc chạy đua của các hãng TV, LG đã phát triển độc quyền một trợ lý ảo riêng biệt cho hãng mang tên LG Al ThinQ. Bên cạnh khả năng tìm kiếm nội dung đơn thuần, sản phẩm này còn cho phép người dùng điều khiển các tính năng của TV, điều khiển nhà thông minh ThinQ.

Mặc dù trợ lý ảo của TV LG nhận diện giọng nói tốt, nhưng được nhận xét là phản hồi kém tự nhiên nhất trong số các trợ lý ảo nói tiếng Việt. Bên cạnh đó, việc hạn chế liên kết với đa dạng dịch vụ cũng là một điểm trừ của LG. 

Trợ lý ảo Tiếng Việt: đáp án cho tương lai Việt

Trợ lý ảo Tiếng Việt cho dịch vụ công

Không chỉ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình, trợ lý ảo là sản phẩm các cơ quan nhà nước đang có nhu cầu sử dụng cao trong tương lai gần. Đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo. Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra là vào năm 2022, Việt Nam sẽ phát triển các nền tảng trợ lý ảo, bao gồm: Trợ lý ảo cho cơ quan Nhà nước; Trợ lý ảo cho người dân; Trợ lý ảo cho khách du lịch; và Trợ lý ảo cho người học.

Theo đó, từ ngày 1/5/2022, Bộ Giao thông vận tải đã đưa vào thử nghiệm trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính. Đây là chương trình hướng tới mục tiêu tập trung xây dựng các hệ thống phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng cải cách hành chính, tạo thuận lợi và giảm chi phí, nguồn lực xã hội được Bộ Giao thông vận tải xác định trong “Chương trình chuyển đổi số của Ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 

Trợ lý ảo Tiếng Việt cho doanh nghiệp

Theo báo cáo chung trên thế giới, có 46% công ty áp dụng trợ lý giọng nói để soạn văn bản thay vì gõ thủ công, 26% của các tổ chức tận dụng chatbot nhằm đơn giản hóa sự hợp tác giữa các nhóm, 24% các doanh nghiệp sử dụng trợ lý ảo để quản lý nhân viên. Ở Việt Nam, bắt kịp với công nghệ thế giới, nhiều doanh nghiệp cũng đã triển khai trợ lý ảo trong quản lí và vận hành. Trong ngành bảo hiểm, Manulife mới đây cho ra mắt MaxX D –  ứng dụng điện thoại di động, đồng thời là trợ lý ảo cho các đại lý. MaxX D được thiết kế để thay đổi cách thức làm việc của hơn 57.000 đại lý Manulife Việt Nam, giúp họ nâng cao năng suất và tác vụ hỗ trợ khách hàng.

Ngoài ra, còn rất nhiều các ngân hàng, khu đô thị, khách sạn đã ứng dụng trợ lý ảo nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng. Tất cả những thay đổi này đã mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc cho doanh nghiệp Việt thời 4.0. Tuy nhiên để bắt kịp và áp dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp, nhiều công ty vẫn còn loay hoay, hạn chế về tầm nhìn và định hướng. Để giải quyết bài toán đó, công ty VinBigdata đã phát hành cuốn eBook “Công nghệ giọng nói: Khai mở tiềm lực cho doanh nghiệp Việt Nam” nhằm hướng dẫn triển khai hiệu quả để giành phần thắng trong cuộc đua chuyển đổi số tại Việt Nam.

Bạn đọc quan tâm có thể tải eBook tại đây!

Kết luận

Trợ lý ảo trong thời đại ngày nay đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Dòng chảy “chuyển đổi số” và xu hướng “không chạm” hậu đại dịch đã mở ra tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. 

Công ty cổ phần VinBigdata – cha đẻ của trợ lý ảo ViVi đang không ngừng phát triển, nỗ lực ứng dụng công nghệ trợ lý ảo tối ưu Tiếng Việt trên nhiều thiết bị, sản phẩm và lĩnh vực khác nhau. Với dự án đầu tiên là trợ lý ảo ViVi, và sản phẩm gần đây nhất là trợ lý ảo nhà thông minh Vinhomes, VinBigdata đang từng bước hoàn thành sứ mệnh xây dựng “công nghệ Việt, vì tương lai Việt”. 

Song hành cùng hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu, áp dụng công nghệ hiện đại như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML), VinBigdata hiện đang đẩy mạnh nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trợ lý ảo riêng sử dụng Tiếng Việt, tối ưu hóa theo nhu cầu khách hàng, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tối ưu hiệu quả vận hành, kinh doanh và gia tăng trải nghiệm người dùng cuối. 

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu

Bài viết liên quan

    Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ.

    File hiện tại không thể tải xuống
    Vui lòng liên hệ hỗ trợ.

    VinOCR eKYC
    Chọn ảnh từ máy của bạn

    Chọn ảnh demo dưới đây hoặc tải ảnh lên từ máy của bạn

    Tải lên ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu,...

    your image
    Chọn ảnh khác
    Tiến hành xử lý
    Thông tin đã được xử lý
    Mức độ tin cậy: 0%
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    • -
    Xác thực thông tin thẻ CMND/CCCD

    Vui lòng sử dụng giấy tờ thật. Hãy đảm bảo ảnh chụp không bị mờ hoặc bóng, thông tin hiển thị rõ ràng, dễ đọc.

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt trước CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh mặt sau CMND/CCCD

    your image
    Chọn ảnh khác

    Ảnh chân dung

    This site is registered on wpml.org as a development site.