Công nghệ eKYC được coi là nhân tố cốt lõi tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam ngày nay. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2021, đã có 24 tổ chức tín dụng chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán eKYC, với khoảng 3,37 triệu tài khoản thanh toán mở bằng phương thức này đang hoạt động.
Xu hướng kinh tế không chạm hậu Covid
Đại dịch COVID-19 bùng nổ kéo theo cụm từ “kinh tế ít chạm” nổi lên như một hiện tượng dù đã xuất hiện trước đó theo xu hướng chung của chuyển đổi số. Theo Ngân hàng Nhà nước, tới cuối năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua di động tăng hơn 1.111,2% và 4.049,1% so với cùng kỳ năm 2016. Theo kết quả khảo sát vào tháng 9/2020, có 95% số ngân hàng đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% số ngân hàng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số…
Đây được coi là động thái tích cực nhằm giảm thiểu tác động từ Covia-19 tới khách hàng của các ngân hàng tại Việt Nam, từ đó đưa khách hàng trở thành đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Hàng chục triệu khách hàng đã trở thành khách hàng số của các ngân hàng khi sử dụng thường xuyên các ứng dụng ngân hàng số như: Ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank, VietinBank iPay, BIDV Smart Banking, eBank X của TPBank; Omni-Channel của OCB, ACB AI BOT…
Công nghệ eKYC đẩy mạnh chuyển đổi số ngành ngân hàng
Nhằm đẩy khuyến khích chuyển đổi số, ngày 11/5/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định số 810/QĐ-NHNN về phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số ngân hàng liên quan tới một loạt các vấn đề công nghệ, cùng với đó là các vấn đề pháp lý mới mẻ trong nhiều lĩnh vực, như AI, Big Data, eKYC, OCR…Trong đó, việc thực hiện nhận biết danh tính khách hàng bằng công nghệ eKYC trong quá trình thiết lập mối quan hệ lần đầu được xem là nền tảng đầu tiên để phát triển mô hình ngân hàng số.
Nhờ có công nghệ eKYC, khách hàng không cần phải trực tiếp đến ngân hàng để xác minh danh tính mà hoàn toàn có thể thực hiện quy trình này ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Công nghệ eKYC hoạt động tự động 24/7, tăng năng suất và hiệu quả trong quá trình xác minh danh tính, khách hàng giờ đây chỉ phải đợi vài phút, thay vì vài ngày đến vài tuần như trước kia. Từ đó tạo tiền đề thu hút và gia tăng khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2021, đã có 24 tổ chức tín dụng chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán eKYC, với khoảng 3,37 triệu tài khoản thanh toán mở bằng phương thức này đang hoạt động.
Tìm hiểu thêm về lợi ích của công nghệ eKYC tại đây!
Đặc biệt, ngày 16/11/2021, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 17/2021/TT-NHNN, trong đó có quy định về việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động thẻ ngân hàng.
Một số khuyến nghị áp dụng công nghệ eKYC
Bên cạnh các hoạt động khuyến khích, một số khuyến nghị cũng đã được đưa ra nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và an toàn thông tin khách hàng đối với các ngân hàng thương mại khi áp dụng công nghệ eKYC, như:
- Lựa chọn đối tác cung cấp giải pháp eKYC uy tín: Hiện nay trên thị trường Việt Nam, nhiều công ty đã cho ra mắt các giải pháp eKYC với nền tảng công nghệ khác nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng tư vấn phương án lưu trữ dữ liệu an toàn, ổn định, đảm bảo được các tình huống rủi ro có thể phát sinh.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu của khách hàng: Do cơ sở hạ tầng dữ liệu yếu kém, nhiều ngân hàng liên tục gặp phải vấn đề rò rỉ thông tin khách hàng dẫn đến những mất mát to lớn về mặt tài chính. Chính vì vậy, các ngân hàng cần chú trọng sử dụng các chuẩn bảo mật quốc tế để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của khách hàng, bảo mật hệ thống tránh các hacker. Đồng thời, các ngân hàng cũng có thể kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để hạn chế tối đa việc dùng CMND, căn cước công dân giả mạo.
- Tăng cường công tác truyền thông về eKYC: Nhằm nâng cao hiểu biết của khách hàng về những trang web ngân hàng giả mạo có giao diện giống với trang web ngân hàng hợp pháp, các ngân hàng cần chủ động thông báo, hướng dẫn khách hàng các kỹ năng cơ bản về an toàn trên không gian mạng, các giải pháp bảo mật thông tin để đề phòng và tránh những bất cẩn để lộ thông tin cá nhân.
Hiện nay, VinBigData đang hỗ trợ triển khai công nghệ eKYC cho các ngân hàng bằng giải pháp định danh khách hàng điện tử và nhận dạng tài liệu Vizone Lens. Với tính năng OCR xử lý hơn 6 loại định dạng giấy tờ như CMT/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe…, cùng tốc độc xử lí siêu tốc dưới 0,1s, độ chính xác lên đến 96%, Vizone Lens giải quyết mọi vấn đề về hiệu quả xác minh cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, với đội ngũ kĩ thuật dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực AI và Big Data sẵn sàng hỗ trợ, các ngân hàng sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu từ quá trình xử lí nguồn thông tin đầu vào, lưu trữ cho đến các hoạt động truyền thông phù hợp, bảo vệ quyền lợi và thông tin khách hàng.
Tìm hiểu thêm về Vizone Lens tại đây!
Kết luận
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ AI, các công ty công nghệ hứa hẹn sẽ tạo ra một công nghệ eKYC vượt bậc hơn nữa, có khả năng ngăn chặn hầu hết những hiểm họa rò rỉ thông tin, từ đó quá trình kết nối minh bạch giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều về cả khía cạnh tâm lí và khoảng cách vật lí. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Globe Newswire, thị trường eKYC sẽ vượt quá 1579,5 triệu USD vào năm 2030 với mức tăng trưởng kép đạt 24,5% trong giai đoạn 2020-30.